Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

  • ()

Trang

Bài đăng nổi bật

Địa chỉ chữa bệnh đau thần kinh tọa ở Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hầu hết các bệnh viện lớn hiện nay đều có khoa cơ – xương - khớp. Tùy vào nguyên nhân, sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ...

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Hầu hết các bệnh viện lớn hiện nay đều có khoa cơ – xương - khớp. Tùy vào nguyên nhân, sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là các địa chỉ tin cậy về khám đau thần kinh tọa ở Hà Nội và Hồ Chí Minh giúp trả lời bệnh viện chữa bệnh đau thần kinh tọa ở đâu cho nhiều bệnh nhân.

Địa chỉ khám Đau thần kinh tọa khám ở Hà Nội?

1. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec nằm tại số 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec với trang thiệt bị hiện đại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec với trang thiệt bị hiện đại

2. Bệnh viện Bạch Mai địa chỉ 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

3. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thuộc 40 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

4. Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 thuộc 1 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Địa chỉ khám Đau thần kinh tọa khám ở Hồ Chí Minh?

Đau thần kinh tọa khám ở đâu Hồ Chí Minh là thắc mắc của rất nhiều người. Và dưới đây là những địa chỉ tin cậy, chất lượng tại Sài Gòn:

1. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM thuộc 215 Hồng Bàng, phường 11, Hồ Chí Minh

2. Bệnh viện chợ Rẫy địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Hồ Chí Minh

3. Trung tâm Y khoa Medic được đầu tư trang thiết bị hiện đại Trung tâm Y khoa Medic được đầu tư trang thiết bị hiện đại

4. Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Hồ Chí Minh

Khi nào thì nên đi khám đau thần kinh toạ?

Đau thần kinh tọa vởi biểu hiện ban đầu là đau nhức lưng. Tình trạng này kéo dài vài giờ hoặc 1 ngày sau đó sẽ lan nhanh xuống phía dưới gây các cơn đau hong khoeo chân, cẳng chân, bàn chân, ngón chân,... Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội khiến đời sống và sức khỏe bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn nhiều, thậm chí không thể chữa khỏi.

Do đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau thần kinh tọa các bạn nên đi khám ngay để được chấn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy đi khám ngay khi bạn có những biểu hiện đầu của đau thần kinh tọa

Như vậy qua đây các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi đau thần kinh tọa khám ở đâu rồi đó? Để tránh mắc căn bệnh này các bạn nên chăm sóc, bảo vệ bản thân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, làm việc... khoa học và hợp lý.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh đau thần kinh tọa thường khởi phát từ từ. Triệu chứng đau thần kinh tọa thường thể hiện qua các dấu hiệu sau:

Cảm nhận được các cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan sang hông, di chuyển xuống đùi, đầu gối và đến tận gót chân. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể hình thành từ phần chân và chạy ngược lên thắt lưng, thường bị đau nhiều vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc lúc chiều tối.


Ban đầu chỉ là những cơn đau nhức xuất hiện đột ngột, theo thời gian mức độ đau sẽ tăng dần, cơn đau kéo dài lâu hơn và có dấu hiệu đau thần kinh tọa dữ dội. Đặc biệt, đau tăng khi người bệnh vận động mạnh, ho, hắc hơi hay thay đổi tư thế đi đứng, tình trạng này có thể giảm đáng kể nếu nghỉ ngơi hợp lý.

Đau nhức vùng thắt lưng là dấu hiệu đau thần kinh tọa có thể nhận biết đầu tiên.
Kèm theo các triệu chứng đau nhức khó chịu, người bệnh còn có dấu hiệu dị cảm (đau rát như kiến bò, như bị kim châm từ thắt lưng kéo dài đến gót chân). Các hoạt động như cúi người, leo cầu thang, mang giày cao gót,… gặp rất nhiều khó khăn, các khớp chân khó cử động.

Trường hợp nặng người bệnh có thể cảm thấy chân bị tê nhức, mất cảm giác, tiểu tiện không tự chủ, đôi khi còn bị tê liệt tạm thời, không thể đi đứng hay vận động như bình thường.

Đau dây thần kinh tọa nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể phát sinh nhiều di chứng nguy hiểm như vẹo cột sống, teo cơ, tê liệt chi dưới, dễ khiến cơ thể bị suy nhược dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm,… Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu đau thần kinh tọa như trên, người bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Đau thần kinh tọa là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh khi phải thường xuyên làm việc nặng. Vậy bệnh đau thần kinh tọa là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.


Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những tổn thương ở cột sống thắt lưng, bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80% trường hợp mắc bệnh.

Bệnh đau thần kinh tọa là đĩa đệm vùng cột sống quanh thắt lưng bị tổn thương, mất dần khả năng đàn hồi bê đỡ cột sống. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30 đến 60, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nữ giới. Khi cơ thể bước vào giai đoạn bị thoái hóa, đĩa đệm mất đi sự mềm mại, nhân nhầy trở nên khô cứng, vòng sụn bên ngoài bị hóa rạn nứt dẫn đến bệnh.

Những ai thường mắc phải đau thần kinh tọa?
Bệnh nhân đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám nếu bạn thấy có các triệu chứng như:

Vẫn còn đau hoặc nhức mỏi sau khi nghỉ ngơi hay sau khi uống thuốc giảm đau (loại thuốc không cần chỉ định).
Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần hoặc càng lúc càng nặng.
Bạn cần nhập viện ngay nếu bạn:
Bị đau đữ dội và đột ngột hoặc bị tê, mỏi cơ ở thắt lưng, chân;
Bị đau do bạn bị thương nặng như tai nạn giao thông;
Khó kiểm soát đại tiện hay tiểu tiện.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam chắc chắn không còn xa lạ gì với nhiều người. Những bài thuốc này có thể chữa trị tận gốc bệnh mà đảm bảo được sự an toàn cho người bệnh.

ĐAU THẦN KINH TỌA DO TRÚNG PHONG HÀN KINH LẠC

Đau thần kinh tọa phong hàn biểu hiện với những triệu chứng người bệnh bị đau phần hông trở xuống mông, đùi. Quá trình đi lại gặp nhiều khó khăn, cơ lạnh nhưng chưa teo, mạch phù. Lúc này ta có thể áp dụng 2 bài thuốc trị thần kinh tọa sau:

Bài thuốc 1:

Thành phần: Xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, rễ lá lốt 12g, thiên niên kiện 12g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, trần bì 8g, chỉ xác 8g, cẩu tích 16g.

Sử dụng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

Thành phần: Xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, uy linh tiên 12g, tang kí sinh 12g, đan sâm 12g, phòng phong 8g, tế tân 8g, quế chi 8g.

Sử dụng: Sắc mỗi ngày uống 1 thang. Chỉ dừng thuốc khi thấy các triệu chứng bệnh đã giảm và khỏi. Không nên uống thuốc nửa chừng thuốc sẽ không phát huy tác dụng.

Trong quá trình sử dụng bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa bằng thuốc nam bạn nên kết hợp với vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt để có hiệu quả chữa trị nhanh chóng hơn.


ĐAU THẦN KINH TỌA DO PHONG HÀN THẤP TÝ

So với đau thần kinh tọa do trúng phong hàn kinh lạc thì đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Người bệnh có những biểu hiện đau vùng thắt lưng cùng, các cơn đau nhiều hơn, cơ chân yếu và làm cho chân bị teo. Cơ thể suy nhược, ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi. Lúc này, dù điều trị bệnh cũng dễ tái phát hơn so với dạng nhẹ nên phải rất kiên trì, bền bỉ. Cách chữa là phải hoạt thuyết, bổ can thận, phong tân hàn, trừ thấp.

Một số bài thuốc tiêu biểu như sau:

Bài thuốc 1:

Thành phần: Độc hoạt kí sinh thang gia giảm: đại táo 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, tang kí sinh 12g, độc hoạt 12g, phòng phong 8g, đỗ trọng 8g, cam thảo 8g, quế chi6g, tế tân 6g.

Sử dụng: Sắc mỗi ngày uống một thang.

Bài thuốc 2:

Thành phần: Bổ thận thang gia giảm: tang kí sinh 16g, thục địa 8g, bổ cốt chỉ 8g, ý dĩ nhân 16g, độc hoạt 8g, khương truật 8g, thục địa 12g, thỏ ty tử 12g, thục đoạn 12g, đại táo 12g.

Sử dụng: Sắc mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc 3:

Thành phần: Ý dĩ nhân thang: khương truật 8g, độc hoạt 8g, quế chi 8g, ý dĩ nhân 16g, khương hoạt 8g, gừng 4g, cam thảo 6g, phụ tử chế 8g, đỗ trọng 8g.

Sử dụng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Cách sử dụng: Dùng thuốc cho tới khi người bệnh cảm thấy hết đau. Trong quá trình điều trị để bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa có kết quả nên kết hợp cùng với bấm huyệt, châm cứu để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Theo y học cổ truyền, thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y là tổng hợp những loại thuốc quý có nguồn gốc tự nhiên. Chúng chữa trị căn bệnh viêm thần kinh tọa dựa vào nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh và cũng dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những loại thuốc tương ứng.


Chữa đau thần kinh tọa bằng đông y có đặc điểm trị bệnh từ chính căn nguyên của bệnh nên có thể điều trị bệnh từ gốc rễ, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp này có lẽ chính là việc phải sắc thuốc hàng ngày.

Một số bài thuốc được sử dụng với các thành phần như: Thổ phục linh, đồng hoa, đương quy, đỗ trọng, bạch thược, thục địa, phòng phong tang kí, xuyên khung, nhục quế… và các thảo dược quý. Với tác dụng trừ phong thấp, hóa ứ, giảm đau, ích can thận…

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc khác nhau trị bệnh đau thần kinh tọa nhưng phổ biến và cũng được nhiều người tìm kiếm hơn cả đó là Thái Y Tọa Cốt Phong. Thái Y Tọa Cốt Phong là bài thuốc nổi tiếng của dòng họ Nguyễn Thượng hàng trăm năm nay. Ngày nay, bài thuốc này được trung tâm Nghiên cứu và sưu tầm Nam dược Việt Nam sưu tầm và tinh chế để dễ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Bài thuốc có tác dụng : Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của lá gan, thanh nhiệt, tiêu độc, lương huyết, tiêu viêm, chữa phù nề, sưng đau, chống dị ứng, chữ trị tận gốc bệnh đau dây thần kinh tọa.

Nắm được các triệu trứng và dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa sẽ biết được tình trạng bệnh của mình như thế nào. Biết được các phương pháp điều trị giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi bệnh. Đau thần kinh tọa là một bệnh lý rất nguy hiểm, mỗi người phải biết cách phòng chống và bảo vệ sức khỏe của mình.

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh mang đến cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Tìm ra những bài thuốc trị đau thần kinh tọa dứt điểm chính là hi vọng của những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Bài viết sau đây chia sẻ một vài cách giúp bệnh nhân đau thần kinh tọa giảm đau hiệu quả ngay tại nhà.
1. Bài thuốc ngâm chân giúp giảm đau dây thần kinh tọa
Đây là mẹo giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng chữa bệnh. Ngâm chân bằng thảo dược là cách giúp thư giãn gân cốt, thư giãn đầu óc, chữa bệnh mất ngủ và cải thiện được làn da. Ngoài ra, ngâm chân trong thảo dược còn có tác dụng quan trọng là giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, chữa được các chứng bệnh xương khớp.
Ngâm chân với gừng, muối và lá lốt là bài thuốc giảm đau dây thần kinh tọa rất hay. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, đả thông kinh mạch. Lá lốt có khả năng chống viêm, tiêu sưng. Muối làm nhiệm vụ sát trùng làm sạch da, diệt khuẩn.

– Chuẩn bị nguyên liệu:
+ 1 củ gừng tươi
+ 1 nắm lá lốt tươi
+ 1 muỗng muối
– Cách thực hiện:
+ Hòa muỗng muối vào thau nước ấm khoảng 40 độ. Gừng rửa sạch, đập giập cho vào nước, lá lốt rửa sạch, giã nát hòa vào nước.
+ Ngồi trên đòn hoặc ghế thấp, ngâm chân vào thau nước thảo dược 15 phút, thỉnh thoảng dùng tay massage chân.
+ Sau 15 phút thì rửa sơ chân lại với nước ấm. Cách này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần hoặc vào những lúc cơn đau tái phát.
2. Bài tập thể dục giảm đau thần kinh tọa
Đây là mẹo giảm đau dây thần kinh tọa tại nhà vừa đơn giản lại không tốn kém. Mỗi ngày, người bệnh nên dành ra 10-20 phút tập các bài thể dục đơn giản này để cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa như:
Bài tập cúi người:
Động tác đứng thẳng khép hai chân, từ từ gập người, dùng 2 tay chạm vào 2 mũi chân, giữ yên tư thế 10 giây sau đó quay lại tình trạng ban đầu. Tập động tác này 15-20 lần mỗi ngày là cách giảm đau thần kinh tọa rất hiệu quả.
Bài tập kéo chân về phía ngực:
Bài tập này người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng, dùng tay kéo 1 bên đầu gối về phía ngực, kéo hết mức có thể, giữ yên 20 giây rồi thả chân về. Đổi chân bên kia thực hiện tương tự, làm xen kẽ mỗi bên chân 10 lần là được.
Bài tập này thực hiện mỗi ngày nhằm cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới, giảm sức ép lên dây thần kinh tọa.
3. Nghỉ ngơi và chườm lạnh
Đây là biện pháp giúp giảm đau thần kinh tọa nhất thời rất tốt. Dây thần kinh tọa đau nhiều khi di chuyển, còn khi chúng ta nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ dần hạ xuống. Chườm lạnh đồng thời gây tê liệt các dây thần kinh, làm mất cảm giác đau quanh vùng thần kinh tọa.
Cách thực hiện:

Nghỉ ngơi trên giường hoặc ghế êm, kê gối vừa phải, hít thở sâu cho cơn đau giảm bớt. Dùng 1 túi vải sạch bọc các viên đá bi, chườm dọc vùng thần kinh tọa 5-10 phút. Cách này có thể thực hiện vài lần mỗi ngày.
Có nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính kinh tế, hiệu quả lại có thể tiến hành thường xuyên. Tham khảo bài viết sau để biết cách bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa
Xoa bóp
- Xoa bóp giúp vùng bị đau nóng lên làm giảm tình trạng đau nhức, tê bì.
- Bệnh nhân nằm sấp trên giường, người thực hiện dùng lòng bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi xoa hay chà xát lên vùng thắt lưng rồi xuống mông và đùi tối thiểu từ 5-8 lần.
- Nhẹ nhàng dùng tay xoa bóp bắp thịt và gân vùng lưng, đùi vùng bị đau tối thiểu 5-8 lần
- Dùng tay lắc rung xương hông, thả lỏng bắp thịt để cơ được co giãn nhẹ nhàng

Day miết
Sử dụng ô mai cái và ô mai út (phần cơ chỗ lòng bàn tay dưới ngón tay cái và ngón tay út) hoặc dùng ba đầu ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa và áp út day đều lên hai bên khối cơ lưng, vùng mông đùi, bắp chân. Mục đích của động tác này là làm mềm cơ, giảm bớt sự co cơ, các cơ được thư giãn, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh toạ.
Lăn
Sử dụng lòng bàn tay, mu bàn tay hoặc nắm tay lại rồi dùng nắm tay lăn đều lên vùng bị đau như vùng mông, đùi, cẳng chân theo hướng từ trên xuống dưới,thực hiện tối thiểu 5 lần, làm giảm sự đau nhức và tê bì.
Bóp nắn
Lấy hai tay ôm trọn khối cơ rồi dùng lòng bàn tay và các ngón tay bóp nắn vào các khối cơ vùng thắt lưng, vùng mông đùi, bắp chân để giảm đau mỏi, lưu thông khí huyết.
Ấn huyệt

Ở vùng thắt lưng tập trung chủ yếu các huyệt, người thực hiện dùng ngón tay cái để ấn lên các huyệt Đại trường du (ngang hai gai chậu sang cách đường giữa cột sống 3cm), Thận du (nằm trên huyệt Đại trường du khoảng 4cm), Hoàn khiêu (chỗ trũng dưới chỏm xương đùi), Thừa phù (giữ nếp lằn mông), Uỷ trung (nằm giữa nếp gấp nhượng chân), Thừa sơn (giữa hai gân cơ dép). Ấn huyệt giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhức, cơ bắp được thư giãn, người bệnh sẽ dễ chịu hơn.